Đi lớp mầm non là một thay đổi lớn lao mà mọi trẻ nhỏ đều phải trải qua những “bỡ ngỡ, hoang mang” trong buổi ban đầu. Tuy nhiên nếu bố mẹ biết động viên, khuyến khích, giúp bé vượt qua được “rào cản” này thì bé sẽ nhanh chóng thích nghi được với môi trường mới.
Chỉ 15-20 phút chơi và học tập với con hằng ngày bố mẹ có thể giúp con nhanh chóng hòa nhập ở trường mầm non.
1.Giúp trẻ phát triển giao tiếp xã hội - cảm xúc- Khi trẻ ở nhà, bố mẹ thực hiện giao nhiệm vụ cho con và yêu cầu con thực hiện; khi con không thể tự tìm được giải pháp, bố mẹ khuyến khích bé bình tĩnh nhờ giúp đỡ từ người lớn.
- Bố mẹ cùng trẻ chơi các trò chơi có tính thứ tự để bé dần làm quen với việc tuân theo trật tự, hình thành thói quen chờ đợi đến lượt.
- Cho bé làm quen và chơi với bạn bè ở các độ tuổi khác nhau.
- Cho bé làm quen, tiếp xúc, nói chuyện với những người lớn đáng tin cậy (cô hiệu trưởng, bác bảo vệ của trường, cô đầu bếp, nhân viên lễ tân…) trước khi bé đi học mẫu giáo (đặc biệt là nếu trẻ hiếm khi được chăm sóc bởi người khác ngoài cha mẹ).
- Bố mẹ nói cho trẻ biết bạn trông đợi con sẽ làm sạch/ thu dọn đồ chơi sau khi chơi. Thời gian đầu, bố mẹ và trẻ cùng nhau dọn dẹp đồ chơi để giúp trẻ hình thành thói quen. Trong sinh hoạt hằng ngày, người lớn trong gia đình cần thực hiện thói quen này để trẻ bắt chước.
Ảnh: Bé làm quen với đồ chơi tại Trường mầm non Ecokids Goldmark City
2.Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ- Dùng lời nói đơn giản, dễ hiểu hướng dẫn trẻ làm việc theo từng bước và khuyến khích trẻ theo dõi lời nói của người lớn. Khi bố mẹ muốn nói chuyện với trẻ cần nói chậm, rõ từ và nhìn vào mắt trẻ, ở vị trí ngang với tầm mắt trẻ.
- Đọc cho con nghe sách/truyện tổng cộng ít nhất 20 phút mỗi ngày.
- Trong khi đọc, chỉ cho con cách giữ một cuốn sách và giới thiệu cho con cách đọc sách, nhìn hình ảnh từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
- Sau khi đọc, hãy hỏi con những gì đã xảy ra trong phần đầu, giữa và cuối câu chuyện; những gì con thích hoặc nhớ nhất về câu chuyện.
- Cho trẻ nhiều cơ hội để vẽ (không sử dụng sách tô màu). Yêu cầu trẻ vẽ những thứ trẻ nhìn thấy xung quanh.
- Luyện cho con phát âm chuẩn khi trình bày những nhu cầu thiết yếu của con (con đói/ con mệt/ con đau bụng…).
Ảnh: Internet 3.Giúp trẻ phát triển nhận thức- Cho con nhận biết và sắp xếp các đồ vật theo màu sắc, kích thước và hình dạng.
- Thực hành đếm số lên đến 20 bất cứ khi nào cha mẹ và trẻ đi cùng nhau.
- Dạy trẻ đếm số vật trong nhà; cho trẻ chỉ đến từng đối tượng khi bé đếm.
- Chỉ ra các vòng tròn, hình tam giác, hình vuông và hình chữ nhật cho trẻ bất cứ khi nào cha mẹ và trẻ đi cùng nhau.
- Dạy trẻ các khái niệm về vị trí và định hướng như lên / xuống, trên / dưới, vào / ra, sau / phía trước, trên / dưới, bên cạnh / giữa, tắt / bật, dừng / đi.
- Dạy trẻ các từ trái nghĩa (lớn / nhỏ, trống / đầy, chậm / nhanh).
4.Giúp trẻ phát triển thể chất- Cho trẻ nhiều cơ hội chơi ngoài trời: chạy, nhảy và leo trèo, chơi đuổi bắt, chơi nhảy dây, xếp khối
- Hướng dẫn trẻ sử dụng kéo an toàn, cho trẻ em để cắt nhiều hình dạng
- Dạy trẻ viết tên của mình; cha mẹ hãy viết mẫu tên của trẻ và khuyến khích trẻ bắt chước, đảm bảo dạy trẻ tạo các chữ đầy đủ từ đầu đến cuối
- Dạy trẻ cầm bút chì chính xác.
- Cho trẻ chơi với bột nặn/ đất nặn thường xuyên: cuốn, nặn, in, cắt.
- Xâu các hạt lớn để làm vòng cổ.
- Chơi với các khối xếp hình
5.Nghệ thuật sáng tạo- Luôn khuyến khích trẻ chơi trò chơi đóng vai, thỉnh thoảng cha mẹ cần tham gia vào thế giới tưởng tượng của trẻ.
- Dạy trẻ nhận ra các màu sau: đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh lá cây, tím, đen, trắng, nâu và hồng.
- Sử dụng nhiều loại vật liệu để cho trẻ vẽ, sáng tạo và khám phá!
Nguồn: icanteachmychild.com/How-to-Prepare-Your-Child-for-Kindergarten